Logo màu đỏ nền trắng tuệ đức hoàn nguyên vị

Một số món ăn kỵ nhau

Có những món ăn ăn riêng thì không sao nhưng khi ăn chung hoặc nấu chung có thể tác động xấu đến cơ thể. Nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài. Nặng thì ngộ độc, có thể dẫn tới chết người.

1. Món ăn nhiều đạm

Thịt dê không nên ăn với dưa hấu vì làm tăng đầy bụng, khó tiêu hóa.

Món ăn kỵ nhau: Thịt dê không nên ăn với dưa hấu gây đầy bụng, khó tiêu

Ăn thịt chó, thịt dê xong không nên uống nước chè/trà ngay vì giảm hấp thụ dinh dưỡng cũng như gây ra nhiều chất kết tủa không có lợi cho dạ dày và thận.

Tỏi không ăn với trứng vịt, trứng ngỗng vì tạo chất độc.

Trong ngày uống nhiều nước cam thảo thì tới bữa không nên ăn cá chép. Cá chép cũng kị thịt chó dù đều là thực phẩm bổ vì gặp nhau tạo nhiều chất có hại cho cơ thể.

Ba ba không nấu với rau dền, rau sam.

Ăn hải sản không nên dùng bia vì làm tăng axit uric gây bệnh gút (dễ mắc).

2. Một số món mặn khác

Thịt gà không ăn kèm kinh giới vì dễ mẩn ngứa.

Món ăn kỵ nhau: Thịt gà không nên ăn với kinh giới vì dễ gây mẩn ngứa

Thịt gà cũng không nấu chung với rau cải.

Gan không nên xào chung với giá đỗ vì vitamin C trong giá sẽ bị oxy hóa mất (dễ mắc).

3. Một số món tanh (cua, cá, hến)

Thức ăn chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, ớt, cà chua, mướp đắng… không ăn với những con có vỏ sống ở dưới nước như cua, hến vì dễ tạo thành chất độc. Ăn nhiều có thể chết.

Khi bị rắn cắn không nên ăn cua, cá vì độc sẽ tấn công vào tim nhanh hơn.

4. Một số lưu ý kết hợp khác

Mật ong không nên dùng chung với sữa đậu nành, bột sắn vì sinh ra chất độc gây tắc nghẽn ruột.

Món ăn kỵ nhau: Mật ong không nên pha với sữa đậu nành, bột sắn vì dễ gây tắc nghẽn ruột

Không làm ngọt sữa đậu nành bằng đường phèn, đường đen vì gây tiêu chảy. Chuối hột cũng kỵ mật mía, đường vì gây chướng bụng.

Khoai lang không nên ăn chung với mận, đào.

Không ăn củ cải trắng ăn lâu dài với lê, táo, nho vì dễ gây suy tuyến giáp.

Bạn nên lưu lại những thông tin này, đặc biệt gửi nó tới cho người phụ trách việc đi chợ và nấu nướng trong nhà.

Các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn bình thường.

Những ai có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao?

Thông tin được tổng hợp từ các nghiên cứu dịch tễ trên nhóm những người đã có bệnh ung thư dạ dày, từ đó đưa ra các cảnh báo với những người hiện chưa ung thư nhưng có một số đặc điểm giống họ.

Xem thêm »