Logo màu đỏ nền trắng tuệ đức hoàn nguyên vị

Còn ai khác muốn hết sợ vi khuẩn HP nữa không?

Thật sự thì chủ đề về HP là một chủ đề khó, dù Đông Y Tuệ Đức đã từng thành lập hẳn “biệt đội giải cứu HP”. Trong giới chuyên môn vẫn có nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Tuy là tóm tắt về HP, nhưng vì “tham”, vì muốn chia sẻ hết với bạn, nên bài viết vẫn sẽ dài.

1. Vi khuẩn HP sống ở đâu?

Ơ hỏi hay, ai chẳng biết nó sống trong dạ dày?

Ố ồ, trong dạ dày á? Thế sao khi thức ăn đi từ trong dạ dày xuống ruột non, sao con vi khuẩn này không bị cuốn xuống đó?

Ừ nhỉ! Ủa, thế nó làm cách nào hay vậy?

Hình soi vi khuẩn HP bám vào lớp chất nhầy phủ lên dạ dày để tồn tại
Vi khuẩn HP bám vào lớp chất nhầy phủ lên dạ dày để tồn tại

Gọi là trong dạ dày, nhưng nó không tồn tại ở trong lòng dạ dày (như thức ăn) được. Nó phải bám vào lớp chất nhầy phủ lên dạ dày, cụ thể là nó sẽ chui vào làm tổ ở giữa lớp chất nhầy này. Nó có mấy cái roi ở đầu (gọi là râu cũng được). Nhờ có mấy cái này mà nó có khả năng di chuyển trong lòng dạ dày (có thể gọi là bơi). Từ ngoài lọt được vào lòng dạ dày rồi nó sẽ bơi bơi, bơi tới và bám rồi chui vào lớp chất nhầy.

Ngon, con này thông minh!

Chuyện, thú cưng của dạ dày đó. Tìm hiểu tiếp nhé.

2. HP nó thích axit dạ dày sao mà lại sống trong dạ dày, nó ăn gì?

Không, nó chẳng chịu được axit dạ dày đâu. Chẳng thế mà vào tới dạ dày, nó phải tìm cách chui ngay vào lớp nhầy để tránh axit.

Khi lọt vào một dạ dày với axit đầy đủ, khỏe mạnh, thì nó dễ chết lắm. Nó chẳng bơi kịp để trốn đâu.

Nhưng lớp chất nhầy phủ trên dạ dày lại là một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho nó (cứ mỏng đi thì lại được cấp thêm – quá sướng, quá nhàn thân con HP còn gì). Trú được ở đó rồi thì nó gần như không phải đi đâu kiếm ăn nữa. Vậy nên ta nói con vi khuẩn này khác gì thú cưng dạ dày nuôi đâu.

3. Vi khuẩn HP có gì nguy hiểm?

Nó nguy hiểm khi thức ăn của nó bị hết. Xem này, nếu nó cứ ở trong lớp chất nhầy, thực ra nó chưa làm gì hại tới dạ dày cả. Thành dạ dày ở bên dưới lớp chấy nhầy này mà. Thực ra chưa cần tới HP thì bình thường lớp chất nhầy này sẽ bị mòn đi do axit dạ dày, thế nên dạ dày luôn định kỳ sản xuất mới (để bổ sung thêm). Thêm HP nữa thì có chăng là tốn thêm lớp chất nhầy. Nếu dạ dày kịp sản xuất bổ sung thì nó sẽ chưa bị viêm, còn khi sản xuất không đủ thì từ từ sẽ viêm.

4. HP có cần diệt không?

Đúng là HP có thể gây viêm dạ dày (logic như câu bên trên), nhưng khi đi khám, thường BS Việt Nam sẽ không kết luận viêm là do HP. Bạn để ý nhé, trên kết quả nội soi không có câu nào kết luận viêm dạ dày do HP. Nó thường là “viêm dạ dày, HP dương tính”. Là dấu phẩy nhé bạn, không kết luận đích danh do HP.

Cho nên nếu có dùng kháng sinh diệt HP thì đó là dự phòng HP gây viêm dạ dày, dự phòng HP làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Điều đó không hoàn toàn đồng nghĩa là diệt hết HP thì dạ dày sẽ lành. Nếu dạ dày bị viêm cả bởi những nguyên nhân khác thì kháng sinh diệt HP là chưa đủ. Vả lại, kháng sinh diệt HP dùng từ 7-14 ngày, trong khi để dạ dày lành được phải mất từ 2-3 tháng.

Các viên thuốc kháng sinh diệt khuẩn HP tác động lên vi khuẩn H.pyoli màu xanh
Kháng sinh diệt HP có hiệu quả tức thời nhưng không phải là một giải pháp lâu dài

Tôi không hề chê kháng sinh diệt HP. Hãy cứ dùng nó vào lúc cần kíp, nhưng không nên coi đó là một giải pháp lâu dài. Cân bằng tiết axit mới là giải pháp lâu dài để bạn có thể sống chung với HP. Thực tế đã chứng minh rồi, 70% người trưởng thành Việt Nam có nhiễm HP, nhưng số người viêm dạ dày chỉ khoảng 10-15%. Bạn thấy đó, có cách mà.

5. HP có tái nhiễm không?

Có, rất dễ tái nhiễm. Đường lây chính là qua ăn uống (đường nước bọt, chung bát đũa thìa…).

Tái nhiễm thường ít triệu chứng (ai không nhạy cảm, không hay để ý hoặc nhiễm HP lần đầu rất dễ bỏ qua).

6. Lại tiếp tục dùng kháng sinh để diệt?

Thì cũng được thôi, nhưng kháng sinh diệt HP sẽ diệt cả lợi khuẩn đường ruột nhé. Mà chẳng lẽ cứ diệt mãi, diệt tới bao giờ? À nhưng dạ dày đang có viêm thì nên diệt nhé, đề phòng nguy cơ ung thư hóa.

7. Có cách nào sống chung không?

Điều này tôi phải cảnh báo với bạn, dưới đây là gợi ý của riêng tôi. Điều này chưa được kiểm duyệt bởi bất cứ cơ quan y tế có thẩm quyền nào (có thể họ còn bận bán kháng sinh cho bạn hoặc sử dụng biện pháp mạnh đấy cho nhanh – bạn thích giải quyết vấn đề nhanh thế không?)

+ Khôi phục lại, làm lành lại dạ dày từng bị viêm (làm cho dạ dày khỏe trở lại).

+ Duy trì mức axit dạ dày đầy đủ để ngăn HP nhiễm và tái nhiễm (dạ dày khỏe mạnh làm được điều này).

+ Luôn sản xuất kịp thời lớp chất nhầy phủ trên dạ dày (k phải chỉ để bảo vệ khỏi mỗi con HP đâu, mà còn cả axit do chính dạ dày tiết ra) – dạ dày khỏe mạnh cũng làm được điều này.

Tới đây thì bạn còn thấy sợ nó nữa không, sợ ở điểm nào, phản hồi lại cho tôi nhé.

Các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn bình thường.

Những ai có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao?

Thông tin được tổng hợp từ các nghiên cứu dịch tễ trên nhóm những người đã có bệnh ung thư dạ dày, từ đó đưa ra các cảnh báo với những người hiện chưa ung thư nhưng có một số đặc điểm giống họ.

Xem thêm »