Logo màu đỏ nền trắng tuệ đức hoàn nguyên vị

Các Trường Hợp Dạ Dày Tiết Thừa Axit

Dạ dày sản xuất axit để phục vụ cho tiêu hóa, lượng axit sản xuất ra bao nhiêu cũng sẽ do lượng thức ăn chúng ta thường ăn vào quyết định. Dạ dày sẽ không vô duyên vô cớ tiết axit vượt quá nhu cầu tiêu hóa của cơ thể.

Dưới đây là 2 bệnh khiến dạ dày tiết axit thừa liên tục:

1. Hội chứng Zollinger-Ellison (rất hiếm gặp)

2. Suy thận mạn hoặc những người đang phải lọc máu

Mô hình cơ chế hoạt động của Hội chứng Zollinger-Ellison khiến dạ dày tiết axit thừa liên tục
Hội chứng Zollinger-Ellison khiến dạ dày tiết axit thừa liên tục

Ngoài ra có 3 trường hợp này có thể gây thừa axit trong một thời gian ngắn:

Đang uống rồi ngừng đột ngột các thuốc ức chế dạ dày tiết axit (ví dụ như các thành phần có đuôi là prazole – esomeprazole, pantoprazole, lansoprazole…): Giống như là xe đang đi nhanh rồi đột ngột bị phanh gấp dẫn tới tai nạn.

Mới bị viêm dạ dày: Đây là một hiện tượng cố gắng kiểu khác của dạ dày. Khi nó bị viêm, khả năng co bóp giảm. Vì thế để bù lại, nó tăng tiết axit lên, những mong vẫn duy trì được việc tiêu hóa. Tuy nhiên sự cố này thường chỉ được một giai đoạn, khi “cố quá” dạ dày chuyển thành viêm mạn tính, nặng hơn nữa “viêm teo dạ dày”.

Nhiễm HP giai đoạn đầu: Có thể ví sự kiện này như việc nhà bạn có nuôi thêm thú cưng, bạn phải mất thêm chút thức ăn cho nó, thì dạ dày mới nhiễm HP cũng vậy, cũng sẽ mất chút axit vì bị con HP này dùng mất. Vì vậy dạ dày sẽ tăng tiết axit, và nếu bị tăng tiết nhiều quá thì sẽ dẫn tới thừa.

Bạn có nằm trong số những trường hợp này?

Các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn bình thường.

Những ai có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao?

Thông tin được tổng hợp từ các nghiên cứu dịch tễ trên nhóm những người đã có bệnh ung thư dạ dày, từ đó đưa ra các cảnh báo với những người hiện chưa ung thư nhưng có một số đặc điểm giống họ.

Xem thêm »