Hướng dẫn cách test axit dạ dày bằng baking soda Tại Nhà

Baking soda còn gọi là muối nở, được dùng nhiều khi làm bánh (bánh bông lan, bánh mỳ ngọt, bánh quy…), chính là NaHCO3 nên có thể được dùng test axit dạ dày rất an toàn.

1. Test axit – bước đầu tiên khi điều trị bệnh dạ dày – trào ngược

Đây là điều bác sĩ sẽ không cho bạn biết, nhưng lại là điểm mấu chốt bị bỏ qua trong điều trị bệnh dạ dày – trào ngược.

Vì sao phải test axit trước khi điều trị? Người thừa axit điều trị kiểu khác, người thiếu axit, người rối loạn axit lại điều trị kiểu khác. Thuốc tây áp dụng chung là nguyên nhân khiến nhiều người chữa mãi không khỏi!

Bạn có thể tự test axit tại nhà! Cơ sở lý luận của test axit là dựa vào phản ứng trung hòa. Đưa một chất có tính kiềm vào để kiểm tra tính axit của dạ dày. Đơn giản, hợp lý, rẻ tiền, và đặc biệt là an toàn.

Chai và hộp baking soda màu đỏ cam, tên khác là muối nở (dùng làm bánh), NaHCO3
Baking soda có thể được dùng test axit dạ dày rất an toàn.

2. Hướng dẫn cách test axit tại nhà bằng baking soda

Cơ sở: dựa vào phản ứng hóa học của muối nở (NaHCO3) và axit clohydrat (HCl). Kết quả sẽ là ợ hơi do khí CO2 được sinh ra.

Tính an toàn: Đây là cách giúp khử đi axit, do vậy nó là một phương pháp tự nhiên trị đau bụng do thừa axit có thể thực hiện tại nhà. Nó an toàn, chi phí thấp.

Cách kiểm tra: Thực hiện vào 3 buổi sáng liên tiếp.

– Thời điểm: buổi sáng, lúc bụng đói, trước khi ăn, uống, đánh răng.

– Pha 1/8 muỗng cà phê baking soda vào 100 ml nước hơi ấm, uống nó (nó có thể có vị hơi mặn).

– Uống xong thì bấm giờ, đo thời gian bạn mất để ợ được hơi ra.

Đọc kết quả: Lấy kết quả trung bình của 3 ngày để tăng mức chính xác

– Dưới 1 phút: axit dạ dày quá nhiều

– 1-2 phút: axit dạ dày tối ưu

– 2-3 phút: axit dạ dày hơi thấp

– 3-5 phút: axit dạ dày thấp

– Trên 5 phút: axit dạ dày siêu thấp hoặc không có.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc dạ dày ít nhất 3 ngày trước khi thử. Nếu vừa uống xong đã ợ luôn thì bỏ qua ngày hôm đấy, làm lại vào hôm sau.

Các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn bình thường.

Những ai có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao?

Thông tin được tổng hợp từ các nghiên cứu dịch tễ trên nhóm những người đã có bệnh ung thư dạ dày, từ đó đưa ra các cảnh báo với những người hiện chưa ung thư nhưng có một số đặc điểm giống họ.

Xem thêm »